Giỏ hàng

So sánh những dịch vụ stream nhạc nổi tiếng: Cái nào dành cho bạn? (Phần 2)

Ta sẽ tiếp tục với những lựa chọn khác trong thị trường streaming nhạc, với Google Music / Youtube Music, Amazon Music và Pandora Premium.

Đây là phần tiếp nối thứ 2 của series đánh giá những lựa chọn streaming nhạc trên thị trường của lần trước. Những bạn nào chưa tìm hiểu phần 1 có thể BẤM VÀO ĐÂY!

Google Play Music / Youtube Music

Trước đây Google Play Music và Youtube Music là 2 ứng dụng riêng biệt, nhưng trong tương lai Google sẽ gộp chúng lại làm 1. Đối với những người dùng đã có tài khoản Youtube Premium thì sẽ có thể sử dụng được luôn Youtube Music. Đây là một ứng dụng có giao diện rất dễ dùng, có cả những dài radio để người dùng nghe khi cảm thấy chán những bài nhạc đơn lẻ, được cập nhật thường xuyên.

Ưu điểm

- Giao diện đơn giản và dễ sử dụng

- Trả phí 1 lần có thể sử dụng được cả Youtube Premium, Youtube Music

- Có chức năng đăng nhạc cá nhân lên (tủ nhạc)

Nhược điểm

- Vẫn đang trong giai đoạn gộp giữa 2 phần mềm khác nhau

Dành cho: Những ai sử dụng nhiều dịch vụ của Google, và có thể đợi được quá trình gộp, phát triển phần mềm

Amazon Music

Giống như Youtube Music, Amazon Music là một dịch vụ kèm theo nếu người dùng đã có tài khoản mua sắm Amazon Prime. Thay vì khuyến nghị những bài nhạc đơn lẻ, Amazon Music sẽ cho người dùng nghe những playlist được họ tạo riêng, những bài radio phù hợp với gu nhạc của người dùng.

Ưu điểm

- Giá rẻ nhất, được miễn phí cùng Amazon Prime

- Lời nhạc luôn hiện ra trong mỗi bài hát

- Được miễn phí nếu người dùng mua những loa thông minh của Amazon

- Có một dịch vụ cao cấp hơn là Amazon Prime HD có nhạc Hi-res, Sony 360 Reality Audio và thậm chí Dolby Atmos

Nhược điểm

- Thiếu thông tin cá nhân về nhạc sĩ

- Lượng nhạc có thể sẽ nhỏ hơn các lựa chọn khác phía trên

- Không có tính năng tủ nhạc offline giống Youtube Music

Dành cho: Những ai đã có tài khoản Amazon Prime.

Pandora Premium

Pandora có khá nhiều gói dịch vụ khác nhau, bao gồm phiên bản Premium cao cấp, phiên bản Plus không có quảng cáo. Dịch vụ này phát triển nhanh vì có một lượng lớn các đài radio nhạc, mặc dù những bài nhạc riêng lẻ thì có thể không nhiều bằng các dịch vụ khác.

Ưu điểm

- Có phiên bản miễn phí sử dụng cũng rất tốt

- Hệ thống phân tích nhạc rất tiên tiến, đem lại những khuyến nghị bài nhạc mới cho người dùng rất chính xác

Nhược điểm

- Chất lượng âm thanh chỉ ở mức trung bình, kể cả với tài khoản Premium thì cũng chỉ ở 192kbps

- Khi trả phí người dùng không thấy được nhiều sự nâng cấp

- Vẫn chưa xuất hiện ở nhiều thị trường khác nhau

Dành cho: Khó khuyến nghị cho số đông người dùng, ngoại trừ những ai đã từng sử dụng Pandora trước đây và giờ muốn nâng cấp lên Premium.

Một số lựa chọn khác

Ta có 2 lựa chọn khác nữa bao gồm QobuzDeezer. Qobuz được ra mắt vào năm ngoái, có cả nhạc Hi-res (không cần phải có phần mềm đọc riêng như MQA), nhưng lượng nhạc không nhiều nên bạn có thể không tìm thấy thứ mình cần.

Deezer đã có mặt từ 2016, có catalog nhạc lên tới 56 triệu bài. Nhưng dịch vụ này không có nhiều tính năng nâng cao nên không có nhiều người sử dụng giống các dịch vụ nổi tiếng hơn!

Cái nào tốt nhất?

Trong số những dịch vụ này, có 3 lựa chọn nổi tiếng nhất và cũng đem lại cho người dùng nhiều nhất. Spotify bất cứ ai cũng có thể sử dụng, và con số người dùng cũng đã khẳng định điều đó. Apple Music sẽ là một lựa chọn không tồi dành cho những ai đang sử dụng các sản phẩm của hãng này. Và cuối cùng, những người quan tâm đến chất lượng âm thanh (Audiophile) thì có thể xem xét dùng tới Tidal!


Phần (1 / 2)  

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Danh sách so sánh