Giỏ hàng

Những tác hại không lường trước của suy giảm thính lực: Không chỉ là về khả năng nghe!

Hãy tìm những biện pháp phòng chống trước khi việc suy giảm thính lực trở nên nghiêm trọng!

Trong Thế giới công nghệ hiện nay, tất cả những thông tin, giải trí đều nằm trong lòng bàn tay. Nhưng tác hại của điều này đó là việc nhiều người xem quá nhiều phim, nghe quá nhiều nhạc dẫn đến việc thính lực bị suy giảm. Theo thông báo của bộ phòng chống bệnh tật Mỹ CDC, suy giảm thính lực là bệnh phổ biến thứ 3 tại nước này, nhiều hơn cả bệnh tiểu đường.

Suy giảm thính lực đã rất nguy hại với người lớn, nhưng còn có thể thay đổi cả cuộc đời của các bạn trẻ. Ngoài việc mất đi khả năng nghe môi trường xung quanh, suy giảm thính lực còn ngăn các bạn nhỏ không được học hỏi, làm giảm khả năng nói, giao tiếp dẫn đến các chứng bệnh về xã hội khác nữa. Có thể nói, suy giảm thính lực là một bệnh gây nên những căn bệnh khác, một hiểm họa khôn lường.

Theo nghiên cứu thì lượng thời gian mà những đứa trẻ từ 0 - 8 tuổi sử dụng tai nghe ở ngưỡng âm lượng quá lớn gây suy giảm thính lực đã tăng gấp 3 lần so với thời điểm 2013. Và 1 / 8 trong số đó đã có những biểu hiện của suy giảm thính lực do thói quen này. Có hơn 1.1 tỷ người trẻ ở các độ tuổi khác nhau cũng gặp vấn đề về thính lực, biến đây thành một 'bệnh dịch' của thời kỳ công nghệ (theo WHO).

Các bệnh lý về suy giảm thính lực không thể chữa được một cách hoàn toàn, nhưng có thể phòng để không xảy ra. Những biện pháp hữu hiệu nhất bao gồm: giảm âm lượng nghe nhạc, xem phim, sử dụng những loại tai nghe giới hạn cường độ, giảm thời lượng sử dụng tai nghe và tránh những nguồn nhạc lớn.

Theo nghiên cứu của hãng BuddyPhones thì ngưỡng nghe nhạc an toàn nhất là từ 85dB - 90dB, dù có nghe trong thời gian dài thì cũng không để lại bất cứ vấn đề thính lực nào.

Không chỉ bảo vệ thính lực cho mình, phụ huynh cũng phải để ý để con em của mình. Hãy dạy các bạn nhỏ cách bảo vệ thính lực, vì hiện chỉ có 50% phụ huynh làm điều đó. Một cách khác cũng rất hữu hiệu đó là mua những cặp tai nghe dành riêng cho trẻ em, thay vì cho các em sử dụng tai nghe của người lớn!

Những cặp tai nghe bảo vệ thính lực bằng cách giới hạn cường độ âm thanh từ BuddyPhones: https://ido.vn/collections/buddyphones

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Danh sách so sánh