Có bao nhiêu kiểu tai nghe, hình dánh thiết kế của chúng
Tai nghe cũng như giày, có nhiều loại, nhiều kích cỡ, tính năng khác nhau để phù hợp với nhiều người và nhiều mục đích sử dụng. Vì thế việc lựa chọn một chiếc tai nghe phù hợp cho từng cá nhân mỗi người rất quan trọng. Tất cả sẽ đều được đề cập đến trong bài dưới đây
Tai nghe tuy có nhiều hình dạng và thiết kế, nhưng hầu như chỉ có năm loại chính, được phân biệt bởi kích cỡ và hình dạng của phần gắn tai, cùng với cách chúng tương thích và truyền tải âm thanh vào tai bạn. Các cách phân biệt tai nghe khác bao gồm nguyên lý âm học (sealed, opened, giảm ồn), hay các loại driver âm học chúng sử dụng (dynamic, planar-magnetic, electrostatic, vv.). Ta chưa cần đề cập đến phân loại driver hay các loại chống ồn, trước hết chúng ta cần đề cập đến một vấn đề đơn giản hơn. Phân biệt giữa tai nghe Opened (mở) và Sealed (đóng).
Tai nghe mở (Opened) cho phép âm thanh thoát ra từ phía sau driver hoặc thông qua miếng che tai (earpad), trong khi tai nghe đóng (Sealed/Closed) có miếng che tai bị kín phía sau driver hoặc có vành che xung quanh tai. Tai nghe mở không bị ảnh hưởng bởi cộng hưởng âm học trong phần khí phía sau driver hay phần khí giữa driver và đầu như ở tai nghe đóng, tuy nhiên chúng cũng không ngăn được các tạp âm từ bên ngoài. Tai nghe mở thường có âm thanh thoáng và rộng hơn, nhưng vì nó bị pha cả tạp âm nữa nên những nơi lí tưởng bạn có thể nghe hầu như chỉ là ở nhà hay trong phòng làm việc. Tai nghe đóng có xu hướng “kín đáo” hơn, tuy nhiên do âm thanh được cách biệt tốt với bên ngoài nên ta vẫn có thể dùng ở những nơi ồn ào. Trong đa số các trường hợp đề cập bên dưới đều có sự so sánh giữa tai nghe mở và đóng.
Sau đây là biểu đồ về sự thương thích giữa các loại tai nghe và tai người. Hình chiếc tai phía trên bên trái sẽ được dùng để biểu thị vị trí tai nghe sẽ tiếp xúc và truyền âm vào trong tai, và biểu đồ bên phải sẽ mô tả chính xác mối liên hệ này. Biểu đồ bên phải cũng là một mặt cắt của vành tai, vị trí của nó cũng được biểu đạt bằng đường màu đỏ trong hình bên trái.
Cũng nên lưu ý rằng tai người có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau, do đó tai nghe có thể tương thích thoải mái với người nay song lại có thể gây ra khó chịu cho người khác. Nói chung, tai nghe càng nhỏ càng dễ phát sinh các vấn đề về độ tiện lợi và tiện dụng. Tai nghe Circum-aural không chạm vào tai do đó thường mang lại tính tiện nghi cao nhất. Tai nghe Supra-aural thì lại được đặt trên tai nên mức độ tiện nghi và kín âm sẽ thay đổi tùy thuộc vào hình dạng tai người sử dụng. Tai nghe in-ear lại rất nhỏ và có nhiều loại đầu mút (tip) thường được đi kèm để người dùng có thể lựa chọn những yếu tố đó một cách ưng ý nhất.
Tai nghe Circum-aural (còn gọi là Full-Size, Around-the-Ear, hay Over-Ear)
Âm thanh phát ra từ tai nghe là loại âm không tự nhiên. Khi nghe nhạc bằng loa hay nghe âm thanh tự nhiên, sóng âm dội nảy qua ngực, đầu và tai chúng ta theo một cách nào đó để khi tiếp xúc với màng nhĩ, các âm thanh đó đã bị thay đổi đáng kể. Việc này là hoàn toàn tự nhiên và chúng ta thường đã quen với những thay đổi đó - chúng ta cần sự thay đổi đó để có thể cảm nhận âm thanh một cách chân thực nhất. Tai nghe thì lại bỏ qua rất nhiều các yếu tố này nên đôi khi làm âm thanh trở nên thiếu chân thực so với khi nghe qua loa. Tai nghe fullsize được đặt quanh tai và có vị trí driver nằm gần nhưng không chạm vào tai, do đó chúng đạt được âm thanh gần giống nhất với âm mà chúng ta nghe tự nhiên. Cũng vì yếu tố đó, các tai nghe hay và nổi bật nhất thường là tai nghe dạng Circum-aural này.
Mặt khác, do có kích thước lớn, tai nghe Circum-aural thường có phần âm lượng được tạo ra (phần không khí ở giữa tai nghe và tai, và phần không khí bên trong vỏ tai nghe phía sau driver) lớn hơn so với các loại tai nghe khác. Việc này tạo điều kiện để hạ những cộng hưởng âm lỗi xuống các tần số thấp hơn so với các loại tai nghe khác, vì thế khả năng tạo ra tần số hồi đáp không đồng đều chỉ trong phạm vi từ 2kHz và cao hơn (treble thấp). Để giải quyết trường hợp này, cách tốt nhất là mở thông thoáng phần phía sau driver ra môi trường bên ngoài để âm thanh dễ dàng thoát ra khỏi vỏ tai nghe. Các tai nghe hay nhất trên thế giới thường đều là tai nghe mở. Điểm yếu duy nhất của tai nghe mở là những người xung quanh bạn cũng sẽ nghe thấy những gì bạn đang nghe, và ngược lại bạn cũng bị ảnh hưởng bởi âm thanh từ môi trường bên ngoài. Vì thế nên tai nghe Circum-aural mở thường thích hợp nhất khi thưởng thức nhạc trong môi trường yên tĩnh như ở nhà hay phòng làm việc của riêng bạn. Người chơi audio chuyên nghiệp đánh giá rất cao độ thật và trong trẻo của âm thanh khi sử dụng các loại tai nghe này để nghe và làm nhạc trong phòng kín và yên lặng.
Tai nghe Circum-aural dù là closed-back hay opened, cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ các cộng hưởng trong phần vỏ tai nghe phía sau driver, nhưng chúng lại có ưu điểm cách âm từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng độ cách âm của tai nghe Circum-aural cũng có nhiều mức khác khau. Các lỗ thông trên vỏ tai nghe phía sau để điều chỉnh bass và các miếng thoát âm (leaky pad) giúp bass rõ hơn khi thay đổi cũng sẽ phần nào giúp tăng thêm một chút độ cách âm trong tai nghe đóng. Nói cách khác, các tùy chỉnh đó sẽ làm cho âm thanh nghe hay hơn. Một tai nghe đóng vừa có mức cách âm cao đồng thời nghe hay nữa là một điều rất khó để đạt được.
Tai nghe Circum-aural dạng đóng thích hợp nhất khi sử dụng cho: thưởng thức nhạc trong môi trường ồn ào, làm nhạc trong các studio, và trong các trường hợp khi âm thanh thoát ra có thể làm khó chịu những người xung quanh. Kiểu tai nghe này thích hợp sử dụng cầm tay hay du lịch, tuy nhiên do có kích thước lớn chúng thường không thuận tiện khi mang đi nhiều nơi và cách âm có thể đạt được khi sử dụng tai nghe in-ear hay các tai nghe chống ồn.
Supra-Aural ( On-ear , Earpad )
Loại tai nghe này nằm ngoài tai, ôm vào gỡ luân nhĩ và gờ đối luân. Đây là loại tai nghe phụ thuộc nặng nề vào earpad trong việc tiêu âm/tán âm cũng như các phản hồi âm học. Chúng có khá nhiều thiết kế, từ closed cho đến opened hoặc thậm chí là không cần một earpad nào cả. Vật liệu làm earpad cũng khá nhiều, từ da, đến vải, đến nylon.
Tai nghe dạng này thường nhỏ gọn, nhẹ và có thiết kế gập nhằm phù hợp với nhu cầu di chuyển nhiều cũng như là nhu cầu sử dụng trong các hoạt động thể dục thể thao. Do phụ thuộc quá nhiều vào earpad nên chất âm của chúng hầu như không giống nhau.
Supra-Concha Headphones (Categorized generally as On-Ear)
Khi bắt đầu chú tâm vào phân khúc tai nghe cỡ trung ( supra-aural ), các kỹ sư âm thanh nhận ra rằng tai nghe on-ear ( supra-concha ) là một phân lớp khác hoàn toàn khác nhau. Những tai nghe có thiết kế dạng chụp vào phần bên trong loa tai ( bỏ qua vành tai – pinna ) không nhằm vào khả năng cách âm, những tai nghe supra-concha như Sennheiser PX 200, PX 100 hay Koss PortaPro là những model rất thành công trên thị trường nhờ vào chất âm vượt trội với kích thước bé nhỏ, gọn gàng. Đương nhiên, với kích thước nhỏ gọn thì kích thước driver cũng bé nên không thể hiện được những dải âm quá trầm hay quá cao được.
Intra-Concha Earphones (Ear-Buds)
Đây là kiểu tai nghe mà người ta còn gọi là earbud. Kích thước nhỏ gọn, nằm gọn trong loa tai và rất khó để có thể vừa với tất cả các khuôn tai của mọi người. Thiết kế luôn mở, không tạo được hướng điều âm nên âm thanh không tập trung. Âm bass bị tiêu biến khá nhiều trước khi tới được màn nhĩ, độ méo tiếng trong ống tai cũng rất cao do âm thanh đã bị thất thoát bên ngoài, dẫn tới việc nhiều người sẽ cảm thấy không “đã” và có xu hướng tăng âm lượng lên khá cao. Một trong những earbud rất hay ho mà chúng ta có là chiếc Earbud của Apple- nó rẻ, và chất âm không phải là quá tệ. Đối với những tai nghe earbud cao cấp, để có được chất âm hay, việc đầu tư vào phần damping (như là việc nhồi mút, vật liệu tiêu âm/ tán âm bên trong lớp vỏ là rất quan trọng), ta có thể thấy trong các model của Yuin như PK1 Pk2 và Pk3.
Insert Earphones (In-Ear Monitors, IEM)
Đây là loại tai nghe nhỏ nhất. Chúng được cố định vào bên trong ống tai bằng một eartips silicone hoặc foam memory tips. Thiết kế của in-ear rất ưu việt do khoảng cách từ driver đến màn nhĩ là rất nhỏ và các kỹ sư âm thanh sẽ tạo ra một khoảng ống tai giả ngay bên trong tai nghe để bù đắp vào cho khoảng cách mà silicon eartips và nozzle ( phần nhô ra để đính eartips ). Như ta thấy ở đây là Ocharaku Flat 4 Sui sử dụng một đường Phase Correction Tube và Tornado Equalizer
Như vậy, tai nghe in-ear bỏ qua hầu như là tất cả nhưng cơ chế nghe bình thường của tai người, hiện tượng phản hồi âm học trên đỉnh pinna (đỉnh vành tai ) vốn là yếu tố rất quan trọng để tạo nên âm hình và âm trường. Những yếu tố này không tồn tại đối với tai nghe in-ear, vì thế việc bạn nghe âm hình và âm trường không được tốt như tai nghe fullsize là điều hoàn toàn rất dễ hiểu. Điều tuyệt vời nhất mà tai nghe in-ear mang lại cho bạn là độ chi tiết rất tốt. Cơ chế cách âm tốt nên âm bass cũng không bị suy hao, lúc này trở nên uy lực hơn.
Tuy nhiên, người dùng in-ear thường có vấn đề với sự vừa vặn và thoải mái. Nguyên nhân là do kích cỡ của silicone eartips, có thể quá lớn hay quá nhỏ, hay thậm chí có người còn bị dị ứng với silicone. Bạn yên tâm, ngoài silicone ra còn có các foam eartips ( tips bọt biển giống các mút tai giảm ồn trong ngành y tế )